Những điều cần biết về phong thủy cho nhà vệ sinh
Trong trường hợp này, nên sử dụng 4 bóng đèn vàng, xếp thành hình vuông, có thuộc tính Thổ để khắc phục Thủy, trả lại sự bình ổn cho nhà.
Để tiết kiệm không gian, khu vực vệ sinh ngày nay được tích hợp với cả nhà tắm và bố trí cùng với khu vực sinh hoạt nên cần phải chú ý bố cục và chọn vị trí thật phù hợp để tránh ảnh hưởng đến gia chủ.
Theo quan điểm xưa, nhà vệ sinh tượng trưng cho khí và nước xấu (rất khó điều khiển) nên cần được đưa ra xa khu vực sinh hoạt. Vì vậy, để việc bố trí nhà vệ sinh dưới dạng tích hợp như ngày nay không ảnh hưởng đến sức khỏe, người sử dụng phải biết chọn vị trí thích hợp.
1. Có thể đặt giữa nhà
Trong phong thủy, người ta thường bố trí nhà vệ sinh ở những cung xấu trong nhà, nhìn ra hướng xấu, tận dụng xú khí của nó để hóa giải điều xui, vận hạn. Tùy theo mạng vận, tuổi tác của gia chủ sẽ có hướng xấu và vị trí xấu tương ứng.
Theo đó, quan điểm không được bố trí nhà vệ sinh ở giữa nhà theo thuyết Lạc Thư là hoàn toàn sai. Mà ngược lại, theo quy luật kiến trúc nội thất và phong thủy hiện đại, chỉ cần bố trí hệ thống ánh sáng và xử lý nước thải tốt thì đặt nhà vệ sinh ở giữa nhà trong một số trường hợp còn giúp cho luồng khí trong nhà luân chuyển điều hòa, có lợi cho gia chủ, lại tạo điểm nhấn cho kiến trúc của căn nhà. Các khách sạn hay biệt thự thường chuộng kiểu bố trí này.
2. Không đặt gần bếp
Điều kỵ nhất của phong thủy nhà vệ sinh là bố trí nó đối diện với bếp hay đặt cạnh bên bếp. Các xú khí (khí ẩm, hôi hám) từ nhà vệ sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thức ăn, không tốt cho sức khỏe cũng như mùi đồ ăn dễ ám lại trong nhà vệ sinh, gây sự khó chịu.
Theo phong thủy, trường hợp này ứng với thế khắc là Thủy (nhà vệ sinh) khắc Hỏa (bếp), dễ gây hao tài tốn của, bệnh tật cho gia chủ. Nếu nhà có thế như vậy, hãy sử dụng quạt thông gió, quạt treo tường để thay đổi hướng gió giữa hai khu vực. Đặt cây xanh (hoặc cây giả có những hạt hút ẩm) vừa tăng Mộc tính, trung hòa giữa Hỏa và Thủy, mà trên phương diện khoa học, còn khử được mùi, lọc khí CO2 thải ra trong quá trình đun nấu.
3. Không hướng ra cửa chính
Quan niệm phong thủy kỵ nhà vệ sinh hướng ra cửa chính, vì khi đó sinh khí tốt và tài lộc của gia chủ sẽ bị cản lại. Có thể hạn chế bằng cách treo một tấm gương soi ở ngay sau cửa nhà vệ sinh, hoặc treo gương phản chiếu/đèn chiếu cục bộ trước cửa, đồng thời thiết kế cửa chính mở hướng ra ngoài (để hạn chế luồng khí vào nhà vệ sinh khi đóng mở). Đặt đá thạch anh, hòn non bộ, bình phong, hoặc tủ lớn để ngăn cách hai khu vực.
Tuy nhiên, nếu ngôi nhà đang ở không hợp hướng với gia chủ, việc nhà vệ sinh hướng ra cửa chính lại giúp cải thiện vận khí. Chỉ cần đặt bóng đèn có dây tóc màu vàng từ trần chiếu xuống, hoặc vuông góc với hướng cửa chính để hóa giải, cải tạo khí xấu, dùng thêm sản phẩm khử mùi là ổn.
4. Kiêng kỵ phòng ngủ
Nhà vệ sinh cũng kỵ đặt kế bên phòng ngủ, hoặc ở phía trên phòng ngủ (trường hợp phòng ngủ ở tầng dưới). Những tiếng nước chảy âm ỉ trong tường, tuy nhỏ nhưng vào ban đêm yên tĩnh có thể nghe thấy rõ, gây cảm giác khó chịu. Chưa kể đến hàn khí từ luồng nước dễ khiến người ngủ trong phòng mắc bệnh. Thêm nữa, từ trường bị nhiễu loạn khiến giấc ngủ chập chờn, khi thức dậy hay cảm thấy mệt mỏi.
Trong trường hợp này, nên sử dụng 4 bóng đèn vàng, xếp thành hình vuông, có thuộc tính Thổ để khắc phục Thủy, trả lại sự bình ổn cho nhà. Sau đó, hãy đặt đá ngũ sắc hay thạch anh vàng, gỗ hóa thạch trong phòng ngủ để điều tiết từ trường xấu, cải thiện sức khỏe, giúp cải tạo khiếm khuyết, trấn được phong thủy.
5. Tránh xa bàn thờ
Về mặt tâm linh, nhà vệ sinh cũng không được đặt gần khu vực thờ tự. Đặc biệt rất kỵ việc kê trang thờ bằng vách tường của nhà vệ sinh. Thờ cúng tế tự là việc linh thiêng, tinh khiết, phải được bài trí ở nơi cách biệt và thanh cao trong nhà. Nếu đặt gần nơi nhiều xú uế, sẽ ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của người được thờ, không tốt về mặt tôn giáo lẫn tâm lý cho gia chủ.
Leave a Reply